You are here

Trở nước sau khi du học Úc, bạn cần làm gì?

Ngoài lựa chọn làm việc, sinh sống và định cư Úc, trở về nước cũng là một hướng đi được nhiều sinh viên du học Úc lựa chọn sau tốt nghiệp. Nếu bạn không có đủ điều kiện để tiếp tục sinh sống và làm việc tại Úc thì đây là một quyết định sáng suốt. Nếu may mắn có một tấm bằng giỏi bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn khi trở về nước. Song, khi trở về bạn nên đảm bảo rằng đã chuẩn bị chu đáo mọi thứ để tránh các vấn đề rắc rối phát sinh.

Những việc cần chuẩn bị khi trở về nước sau du học Úc

Hoàn tất các thủ tục hành chính:

Nếu bạn đang mượn sách của thư viện thì hãy đem trả và hoàn tất các thủ tục còn thiếu. Đừng nên rề rà bởi vì lúc về có nhiều việc làm cho bạn quên đấy.

Những việc cần làm về mặt thủ tục như sao chép bảng điểm sinh viên, trả nợ cho trường Đại học…..Điều này sẽ tạo thuận lợi cho quá trình xét tốt nghiệp của bạn được diễn ra nhanh chóng.

Nếu bạn đã ở nhà thuê, bạn cũng phải báo cho chủ nhà hoặc quản lý khu nhà của bạn rằng bạn sẽ di chuyển ra ngoài. Bạn đang ở nhà thuê, ký túc xá trước 1 tháng bạn nên thông báo cho chủ nhà hoặc quản lý, thanh toán hết tất cả hóa đơn tiền điện, nước, net và thông báo cho các tổ chức ngừng các dịch vụ tiện ích. Quan trọng trước khi rời khỏi bạn cần phải lấy lại tiền thế chân, bạn hãy cùng chủ nhà/quản lý xem xét nơi bạn ở có còn nguyên vẹn không, nhất là bạn phải báo trước từ 1-2 tháng nếu không tiền đặt cọc sẽ trừ vào tiền thuế chân đấy

Nếu bạn đang có một tài khoản bên ngân hàng Úc  trong quá trình học tập hay để nhận học bổng du học Úc bạn cần phải nói chuyện hoàn tất các thủ tục cần thiết (như chuyển tiền về nước nhà) và đóng tài khoản trước khi rời khỏi. Bạn nên để nguyên tài khoản, đừng xóa ít nhất 6 tuần lễ sau khi đã về nước phòng khi có bất kỳ khoản hoàn toàn tiền nào đó như OSHC (bảo hiểm y tế) mà bạn có thể có quyền hưởng.

Ngoài ra, một trong những việc cần làm trước khi về nước của học sinh,sinh viên du học Úc là bạn cần hoàn tất các vấn đề về thuế nếu bạn từng đi làm thêm….

Đặt vé máy bay:

Bạn nên tham khảo bạn bè về vấn đề về các hãng máy bay, về giá vé và hành lý bới một số hãng quy định số kg hành lý và tiền vận chuyển.

Bạn cũng sẽ phải hoàn tất các thủ tục xuất nhập cảnh tại sân bay nên cần đảm bảo rằng hộ chiếu của bạn là hợp lệ. Nếu bạn muốn gửi hàng hóa về nhà thì nên tham khảo các mức chi phí vận chuyển bằng hàng không hoặc tàu biển. Trước khi rời khỏi, đừng quên tạm biệt những người bạn đã giúp đỡ bạn trong thời gian du học Úc và đề nghị giữ liên lạc với họ.

Đóng gói hành lý:

-2-3 năm bạn sinh sống tại Úc bạn đã tích trữ cho mình không ít đồ đạc và bạn không thể đem hết chúng về.Một lời khuyên cho bạn trước khi rời khỏi Úc là hãy thanh lý hết chúng đi như đồ đạc, đồ gia dụng….. Bạn nên cân nhắc những đồ cần giữ lại và đồ sẽ bán đi bạn sẽ thu lại những gì từ chúng. Có thể bạn sẽ có thêm chi phí mua quà về cho gia đình, bạn bè hoặc số tiền đó cũng giúp cho bạn mua được vé máy bay.

-Khi bạn mua quà bạn nên cân nhắc cẩn thận, quà thể hiện tấm lòng nhưng đừng quá lạm dụng vì sẽ khó khăn trong việc ký gửi và chịu thuế đấy.

Chuẩn bị tinh thần cho cuộc sống tại quê nhà:

Việc bạn xa quê hương đến xứ sở mới việc bạn cần làm là tập thích nghi với môi trường mới thì bây giờ bạn cũng làm vậy.Vì việc học tập tại Úc giúp bạn tiếp thu thêm nhiều kiến thức và lối sống mới. Điều này sẽ làm bạn khó phù hợp với hoàn cảnh sống tại Việt Nam. Bạn cũng đã quen với nền văn hóa, phong tục nên khi về nước bạn cảm thấy xa lạ. Hãy từ từ, kiên nhẫn học cách thích nghi với môi trường sống ở quê hương. Đừng nghĩ mình đang sống ở Úc để tránh sự kỳ thị của mọi người xung quanh.

Bạn không nên kể nhiều về Úc để tránh gây mất thiện cảm, bạn có điều kiện du học nhưng người khác thì không may mắn như bạn nên bạn đừng gợi lên cảm giác thiệt thòi. Vô hình trung bạn đã đẩy mình ra xa cộng đồng xã hội rồi đấy.

Hãy giữ liên lạc thường xuyên vời gia đình:

Đây là cách tốt nhất bạn có thể trao dởi thông và cập nhập các vấn đề của đờ sống ở quê hương, đồng thời giữ được mối quan hệ chặt chẽ với mọi người ở nhà để không bị cảm giác lạc lõng.

Related posts

Leave a Comment